27 Th8

Hóa đơn điện tử đang ngày càng được đón nhận tích cực bởi những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, người dùng cần hiểu về những văn bản hướng dẫn, những công văn hóa đơn điện tử được ban hành để có thể sử dụng một cách dễ dàng và suôn sẻ nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp người dùng hiểu về những nội dung chính cần thiết trong các Nghị định, Thông tư liên quan tới hóa đơn điện tử.

1. Công văn 1: Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử trong bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Một trong những công văn hóa đơn điện tử quan trọng đầu tiên các doanh nghiệp cần phải nắm rõ là Nghị định 51 hóa đơn điện tử.

Nghị định 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2010 có nội dung về việc tạo, phát hành, lập, sử dụng, lưu trữ hóa đơn điện tử, bảo quản và hủy hóa đơn điện tử của đơn vị đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng. Đặc biệt, ở Nghị định này có điều khoản về những mức phạt cụ thể của các hành vi vi phạm về khởi tạo hóa đơn điện tử.

Để tìm hiểu thêm về các điều khoản cụ thể của Nghị định 51/2010/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ:

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

2. Công văn 2: Thông tư 32/2011/TT-BTC về hóa đơn điện tử quy định việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử

Công văn hóa đơn điện tử tiếp theo các doanh nghiệp cần phải chú ý là Thông tư 32/2011 về hóa đơn điện tử.

Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14/03/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cách lập, cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai và cách lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử khi hết thời gian lưu trữ. Đặc biệt, Thông tư này còn quy định về việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

Để tìm hiểu thêm về các điều khoản cụ thể của Thông tư 32/2011/TT-BTC, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ:

Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

3. Công văn 3: Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đối tượng, nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn

Công văn hóa đơn điện tử thứ ba quy định về đối tượng, nguyên tắc tạo và phát hành là Thông tư 39 về hóa đơn điện tử.

Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 quy định về đối tượng áp dụng, nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn điện tử. Thông tư này hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Thông tư quy định cụ thể về trường hợp bên mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi muốn chuyển sang hóa đơn điện tử và nguyên tắc lập cùng những quy tắc trong ủy nhiệm hóa đơn.

Để tìm hiểu thêm về các điều khoản cụ thể của Thông tư 39/2014/TT-BTC, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ:

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

4. Công văn 4: Thông tư 37/2017/TT-BTC điều chỉnh về thời gian sử dụng hóa đơn

Thông tư 37 về hóa đơn điện tử 2017 là công văn thứ tư được ban hành gần đây có sự điều chỉnh về thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.

Thông tư 37/2017/TT-BTC ban hành ngày 27/04/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều ở Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Thông tư điều chỉnh chủ yếu về thời gian doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng nói chung và hóa đơn điện tử nói riêng nhanh hơn, đồng nghĩa là kế toán cần thực hiện chủ động nhanh hơn hồ sơ và các thủ tục xin được sử dụng hóa đơn điện tử.

Để tìm hiểu thêm về các điều khoản cụ thể của Thông tư 37/2017/TT-BTC, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ:

Thông tư số 37/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính

5. Công văn 5: Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Hóa đơn điện tử S-invoice là một trong những đơn vị đi đầu về hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử S-invoice là một trong những đơn vị đi đầu về hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử S-invoice của Viettel với nhiều ưu điểm vượt trội
Hóa đơn điện tử S-invoice của Viettel với nhiều ưu điểm vượt trội

Văn bản cuối cùng và cũng là quan trọng nhất quy định về hóa đơn điện tử chính là Nghị định 119 về hóa đơn điện tử.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12/09/2018 đã đánh dấu một bước tiến trong lộ trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử của Chính phủ. Nghị định này nêu rõ thời gian hoàn thành chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử; chi tiết các loại hóa đơn điện tử cũng như nguyên tắc lập, nội dung lập và thời điểm lập hóa đơn điện tử.

Để tìm hiểu thêm về các điều khoản cụ thể của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể truy cập vào địa chỉ:

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Bài viết trên đây đã cung cấp những điểm chính cũng như ý nghĩa của các Nghị định, Thông tư liên quan tới hóa đơn điện tử. Với sự hiểu biết về các công văn hóa đơn điện tử cùng với sự hỗ trợ từ S-invoice thì việc người dùng có thể tiếp cận được và sử dụng tốt hóa đơn điện tử là điều hoàn toàn dễ dàng.

Hóa đơn điện tử S-invoice của Viettel đã được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng với sự đảm bảo đầy đủ các chức năng theo quy định của Nhà nước cũng như tính bảo mật, minh bạch và thuận lợi. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ theo hotline: 0967447772 hoặc thông qua địa chỉ website: Hóa đơn điện tử S-invoice và FB: Viettel Business Solutions.